Hội nghị thẩm định đề án đề nghị công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa
Ngày 8/4/2014, tại cơ quan Bộ Xây dựng, Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Tham dự hội nghị về phía địa phương có đồng chí Nguyễn Ngọc Hồi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh. Về phía Trung ương có đại diện các Bộ ngành liên quan; đại diện Hội nghề Việt Nam; lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ Xây dựng.
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh chủ trì Hội nghị thẩm định
Báo
cáo tóm tắt sự cần thiết lập Đề án, nội dung Đề án, đồng chí Đào Trọng
Quy - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết: thành phố Thanh Hóa là
đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế
và an ninh quốc phòng vô cùng quan trọng, là cửa ngõ giao lưu với Miền
Trung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ thông thương ra biển
gần nhất của khu vực phía Tây, Tây bắc Việt Nam và Đông Thượng Lào.
Thành phố là nơi tập trung các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia (
Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, tuyến đường sắt Bắc -
Nam), nhờ đó Thanh Hóa kết nối trực tiếp với nhiều đô thị và trung tâm
phát triển kinh tế lớn của cả nước như Thủ đô Hà Nội, thành phố Vinh,
Khu KTTĐ Miền Trung. Ngoài giao thông bộ, giao thông thủy và đường không
của Thanh Hóa cũng đầy tiềm năng phát triển với tuyến đường thủy trên
sông Mã, cảng nước sâu Nghi Sơn - Hòn Mễ, sân bay dân dụng Thọ
Xuân...đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố hội nhập và phát
triển cùng các vùng miền cả nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn
là vùng đất "địa linh nhân kiệt" có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời,
với nhiều địa danh gắn với những chiến công hiển hách của cha ông ta
suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước: thành nhà Hồ (được UNESCO
công nhận là Di sản văn hóa Thế giới năm 2011), khu di tích Lam Kinh,
cầu Hàm Rồng, sông Mã...Do đó, Thanh Hóa còn là một trong những trung
tâm du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái - biển của vùng Đồng
bằng Bắc bộ.
Hiện nay, thành phố Thanh Hóa đang dần trở thành đô
thị trung tâm ven biển phía nam Đồng bằng Bắc bộ, có tính đối trọng với
thành phố Hải Phòng, và cùng thành phố Vinh là 02 đô thị nổi trội về
những yếu tố thuận lợi để phát triển thành đô thị Trung tâm vùng đồng
bằng duyên hải từ Hải Phòng đến Nghệ An. Với vai trò vị thế và điều kiện
thuận lợi như trên, thành phố đã đạt bước tiến quan trọng để năm 2004
được công nhận là đô thị loại II, và trải qua 10 năm phấn đấu tới nay
thành phố đã cơ bản hội tụ đủ điều kiện để trở thành đô thị loại I trực
thuộc tỉnh, đối chiếu với các quy định trong Nghị định số 42/2009/NĐ-CP
ngày 7/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị và Thông tư số
34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết
một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP. Cụ thể: năm 2012, thu ngân
sách của thành phố chiếm gần 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; và gấp
1,4 lần so với mức tiêu chí đô thị loại I. Thu nhập bình quân đầu người
gấp 2,2 lần mức thu nhập bình quân đầu người cả nước. Tăng trưởng kinh
tế trung bình 03 năm gần đây luôn ở mức cao và ổn định; gấp 2,6 lần tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả nước cùng giai đoạn. Tỷ lệ đô thị
hóa đạt 72,57 %. Đó là những thành tích xuất sắc mà Đảng bộ, Chính quyền
và nhân dân thành phố Thanh Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung đạt
được nhằm hiện thực hóa Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 9/7/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa nhiệm kỳ 2010 - 2015 "Xây dựng phát
triển thành phố Thanh Hóa lên đô thị loại I trước năm 2015".
Báo
cáo phản biện của Bộ Nội vụ và Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, và ý
kiến của các thành viên khác trong Hội đồng đều đồng thuận với việc
nâng loại cho thành phố Thanh Hóa, với nhiều chỉ tiêu vượt bậc như diện
tích sàn nhà ở bình quân, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ đô thị hóa, cấp
nước...Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch cân đối và đúng hướng.
Quy mô thành phố được mở rộng với phân khu chức năng rõ nét. Bên cạnh
đó, một số hạn chế trong phát triển của Thanh Hóa cũng được các thành
viên Hội đồng nêu ra cùng thảo luận trong Hội nghị: kiến trúc cảnh quan
chưa đẹp, chưa khai thác hết chiều sâu cảnh quan của một thành phố bên
bờ sông Mã anh hùng; công tác quy hoạch nghĩa trang, thu gom xử lý rác
chưa tiến hành triệt để. Tới đây, thành phố cần tập trung đầu tư, xây
dựng công trình điểm nhấn; mở rộng không gian xanh; đẩy nhanh tiến độ
các dự án hạ tầng đô thị; kết nối các di tích văn hóa - lịch sử trên địa
bàn thành quần thể di tích nhằm đẩy mạnh du lịch tâm linh - văn hóa.
Phát
biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nhất trí: Thanh Hóa
đầy đủ điều kiện để được nâng lên thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh,
với số điểm trung bình 84,18 điểm. Theo Thứ trưởng, sự phát triển của
thành phố sau khi điều chỉnh Quy hoạch năm 2009 ( theo Quyết định số
84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh QHC XD thành
phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035) rất có kế hoạch,
theo đúng lộ trình, qua đó, các Chương trình, Nghị quyết của Đảng bộ
tỉnh và thành phố đã định hướng rất tốt và kịp thời cho các chương trình
phát triển đô thị. Thành phố được mở rộng gần gấp 03 lần so với 10 năm
trước đây, song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu của đô thị loại I - đây là nỗ
lực, là quyết tâm lớn của Chính quyền và nhân dân địa phương mà Hội đồng
hôm nay trân trọng và đánh giá rất cao. Thứ trưởng lưu ý: Sau khi được
nâng loại, vai trò, trách nhiệm của một thành phố có diện tích và dân số
lớn như Thanh Hóa cũng rất lớn. Do đó, UBND tỉnh và thành phố cần đề ra
các chính sách, chương trình phù hợp, để Thanh Hóa phát triển bền vững
xứng tầm đô thị động lực không chỉ của tỉnh mà cả vùng liên tỉnh và vùng
KTTĐ Miền Bắc.
11-04-2014