PHIÊN A:: Một số giải pháp quản lý quy hoạch phát triển đô thị sinh thái ven biển nam trung bộ ứng phó với biến đổi khí hậu

07V
2012 Oct 30th Proceedings of the Conference Viet Nam Cities Tomorrow - Actions Today
Nhà xuất bản xây dựng
ThS. Nguyễn Trung Kiên
28-10-2012

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển trong hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Trong những năm qua, tại Việt Nam đã ghi nhận được những dấu hiệu của BĐKH. Nhiệt độ tăng, lượng mưa tăng, mực nước biển dâng, đặc biệt là sự xuất hiện của các trạng thái khí hậu cực đoan không tuân theo quy luật thường có. Các đô thị Việt Nam đang phải hứng chịu các tác động ngày càng rõ rệt của BĐKH. Với
từng đô thị, ở các vị trí địa lý khác nhau như miền núi, trung du, đồng bằng hay ven biển đều đã và đang bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hiện tượng BĐKH. Trong nội dung bài tham luận này, tác giả xin đề cập đến vấn đề thiên tai nước dâng trong điều kiện BĐKH tác động đến các đô thị vùng Nam Trung Bộ (NTB). Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý quy hoạch phát triển các đô thị này với mục tiêu phát triển sinh thái bền vững.
Thiên tai nước dâng ven biển là hiện tượng dâng bất thường của mực nước sông biển do tác động của mưa bão. Trong điều kiện BĐKH mưa bão sẽ ngày càng khốc liệt, thiên tai nước dâng sẽ trở nên bất thường hơn đồng thời rất khó khăn trong công tác dự báo tại các đô thị.
Nghiên cứu thiên tai nước dâng khu vực ven biển cần xem xét sự xuất hiện của các tổ hợp tạo nên hình thái nước dâng cực đoan, cụ thể có sự xuất hiện của một số dạng tổ hợp xét trong điều kiện biến đổi khí hậu như sau:
- Triều dâng kết hợp mức nước biển dâng trong bão.
- Triều dâng kết hợp nước biển dâng trong bão gặp lúc lũ về cửa sông.
- Triều dâng kết hợp nước biển dâng và sóng trong bão gặp lúc lũ về cửa sông.
.................................

Tệp đính kèm:

A9-nguyen trung kien.pdf

921 2 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL