Kết nối công nghệ phát triển đô thị thông minh trong khuôn khổ Dự án VKC
Ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 38/QĐ-BXD phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thực hiện Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”(gọi tắt là Dự án VKC).
Dự án VKC nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) nói riêng.
ảnh 1: Ông Park Jin Hong – tham tán về xây dựng và giao thông, ĐSQ Hàn Quốc phát biểu khai mạc hội nghị
Ngày 13/9 tại Hà Nội, Hội nghị kết nối dự án Công nghệ phát triển đô thị và hạ tầng thông minh năm 2023 (2023 VKC Technical Network Meeting). Tới tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan trực thuộc Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc, các Cục, Vụ của Bộ Xây dựng Việt Nam, các tổ chức, hiệp hội, Sở Xây dựng địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu công nghệ đô thị thông minh, các doanh nghiệp có công nghệ trong lĩnh vực hạ tầng như công nghệ R&D, công nghệ xây dựng/giao thông/kho vận mới, các công nghệ tiên tiến.
4. TS. Trần Ngọc Linh – Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng trao đổi tại Hội nghị về Định hướng phát triển đô thị thông minh bền vững và thực tiễn tại Việt Nam
Phát biểu tại Hội nghị, Tiến sĩ Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị khẳng định: Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương quan trọng trong việc phát triển đô thị thông minh, Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đã có các chủ trương, chính sách về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Đề án phát triển đô thị bền vững của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển độ thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030) đã được triển khai từ năm 2018, đó là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng.
AMC với vai trò là Chủ dự án có trách nhiệm phối hợp với Nhà tài trợ nước ngoài giám sát tiến độ và chất lượng của Dự án. Trong khuôn khổ của dự án VKC, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua 4 hợp phần chính, gồm: Xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam; Thí điểm lập quy hoạch tổng thể đô thị thông minh; Thành lập Trung tâm VKC (Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng); Tăng cường năng lực, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo về đô thị thông minh. Là đơn vị điều phối Dự án, trực tiếp thực hiện, khai thác và sử dụng kết quả đầu ra các Hợp phần 3 và 4 về Thành lập Trung tâm VKC (Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng) và Tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh chúng tôi sẽ luôn quản lý và giám sát chất lượng và tiến độ thực hiện của dự án. Dự án “Thành lập trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ hoàn thiện thể chế, pháp luật về phát triển đô thị thông minh đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách, các cấp quản lý tại các địa phương.
ảnh 2: Tiến sĩ Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị khẳng định: Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương quan trọng trong việc phát triển đô thị thông minh
Trên cơ sở sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp của hai nước ở các lĩnh vực, trong đó có phát triển đô thị thông minh. Hi vọng trong thời gian tới sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn từ các doanh nghiệp, địa phương của hai nước trong đó có phát triển đô thị thông minh, hướng tới phát triển đô thị bền vững, mang lại lợi ích cho người dân. Với những kinh nghiệm của Hàn Quốc, phía Việt Nam sẽ tích cực tiếp thu học hỏi, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ tiến bộ mà Hàn Quốc đã ứng dụng và đạt được những kết quả tốt từ đó áp dụng vào đô thị thông minh tại Việt Nam. Hội nghị ngày hôm nay là chương trình giao lưu có tính thực tiễn với những chủ đề về tình hình phát triển đô thị thông minh ở Hàn Quốc và Việt Nam, công nghệ đô thị thông minh đã được áp dụng thành công ở Hàn Quốc, nhằm xây dựng mạng lưới, khai thác những cơ hội hợp tác giữa các cơ quan, DN hai nước thông qua sự giao lưu, kết nối về công nghệ trong lĩnh vực trọng tâm của đô thị thông minh và công nghệ xây dựng; tạo môi trường để cơ quan, DN hai nước có thể duy trì sự giao lưu, chia sẻ và trao đổi lâu dài vì mục tiêu hợp tác cùng phát triển.
ảnh 3: TS. KTS. Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện AMC, Giám đốc Dự án VKC nhấn mạnh: “Dự án sẽ góp phần quan trọng, hỗ trợ những nghiên cứu để từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển đô thị thông minh
Cũng tại Hội nghị, TS. KTS. Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Giám đốc Dự án VKC nhấn mạnh thêm: “Dự án sẽ góp phần quan trọng trong việc chia sẻ các kinh nghiệm của Hàn Quốc, hỗ trợ những nghiên cứu để từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ xây dựng mới, hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách và các cấp quản lý tại Trung ương, địa phương Việt Nam”.
Dự án VKC sẽ hỗ trợ cho Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển độ thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 950) thông qua hoạt động thí điểm lập quy hoạch tổng thể đô thị thông minh, hoạt động xây dựng hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam, thành lập Trung tâm VKC và các hoạt động tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ về đô thị thông minh. Về phía Việt Nam, Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ triển khai dự án cho AMC, Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch kiến trúc và các đơn vị liên quan.
Thống kê của AMC cho biết, năm 2021, thông qua cuộc khảo sát nhu cầu tiền dự án dành cho các doanh nghiệp đô thị thông minh của Hàn Quốc, có 27 doanh nghiệp (với 31 công nghệ) mong muốn đưa công nghệ đến Việt Nam. Năm năm 2022, kết quả của Triển lãm kết nối công nghệ đô thị thông minh cho thấy, có 52 cuộc trao đổi về khả năng hợp tác công nghệ giữa các doanh nghiệp hai nước (16 công ty Hàn Quốc và 16 công ty Việt Nam) mong muốn duy trì sự hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp để tiếp cận các công nghệ mới.
Hội nghị diễn ra trong 01 ngày nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu công nghệ về đô thị, hạ tầng thông minh đã áp dụng thành công tại Hàn Quốc và các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải kết nối, xây dựng quan hệ hợp tác, trao đổi lâu dài, qua đó nghiên cứu, áp dụng tại Việt Nam; đồng thời, xây dựng mạng lưới, khai thác các cơ hội hợp tác giữa các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp của hai nước thông qua sự giao lưu, kết nối về công nghệ trong các lĩnh vực trọng tâm của đô thị thông minh./.
ảnh 5.6: Các đại biểu tham dự tại Hội nghị
14-09-2023