THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI THẢO ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC MỚI CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI, DỊCH BỆNH (Hà Nội, ngày 8/11/2021)

Với mỗi quốc gia phát triển, đô thị hóa luôn là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh trong 10 năm qua đến nay đạt khoảng 40%; đến nay Việt Nam đã có 870 đô thị với hai vùng đô thị lớn, một số các chuỗi, chùm đô thị đã được hình thành và phát triển dọc hành lang biên giới, ven biển, hải đảo và trên các tuyến hành lang Bắc – Nam và Đông – Tây, thể hiện được rõ vai trò, vị thế, đóng góp quan trọng của đô thị hóa trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

HỘI THẢO ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC MỚI CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Hà Nội, ngày 8/11/2021)

 

Với mỗi quốc gia phát triển, đô thị hóa luôn là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh trong 10 năm qua đến nay đạt khoảng 40%; đến nay Việt Nam đã có 870 đô thị với hai vùng đô thị lớn, một số các chuỗi, chùm đô thị đã được hình thành và phát triển dọc hành lang biên giới, ven biển, hải đảo và trên các tuyến hành lang Bắc – Nam và Đông – Tây, thể hiện được rõ vai trò, vị thế, đóng góp quan trọng của đô thị hóa trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Ngày đô thị thế giới được tổ chức vào ngày 08/11 hàng năm từ năm 1949 bởi cố Giáo sư Carlos Maria della Paolera của Đại học Buenos Aires, nhằm công nhận, tôn vinh vai trò đô thị hóa và quy hoạch, phát triển đô thị trên toàn cầu. Ngày đô thị Việt Nam là sáng kiến của 03 cơ quan: Bộ Xây dựng, Hiệp hội các đô thị Việt Nam và Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đồng trình Thủ tướng chính phủ và được tổ chức tại lần đầu vào ngày 08/11/2008.

Đảng, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2020 tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra yêu cầu: “đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị...”. Chính phủ cũng đã có nhiều đề án, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị xuyên suốt mục tiêu phát triển bền vững, lấy phát triển đô thị thành trọng tâm phát triển kinh tế của đất nước.

Trong hai năm qua, đặc biệt là năm 2021, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến những ảnh hưởng không ngờ từ biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh với những tác động mà nếu không được kiểm soát, sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ. Trong bối cảnh Hội nghị COP26 đang diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh, với quyết tâm chính trị của Thủ tướng Chính phủ hướng tới “Nỗ lực toàn cầu mới nhằm ngăn chặn thảm họa khí hậu” đồng thời đẩy lùi đại dịch Covid-19 để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước; Nhân ngày đô thị Việt Nam, với sự tham gia của các Bộ ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia với hơn 300 đầu cầu khắp cả nước, hội thảo “Đô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh” sẽ là một cơ hội quý giá để cùng chia sẻ kinh nghiệm, các bài học thực tiễn để nhận diện một cách toàn diện hơn về các thách thức mới từ BĐKH, thiên tai dịch bệnh. Hội thảo cũng không bỏ qua mối quan hệ rất lớn giữa đô thị và nông thôn, sẽ truyền tải được các thông điệp, từ các cơ quan Trung Ương, Chính quyền địa phương, đồng thời cũng đóng góp cho cơ quan Trung ương các nhóm giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch hướng tới mục tiêu xây dựng, cải tạo, tái thiết đô thị Việt Nam, có giải pháp đủ mạnh để chống chịu với các tác động của BĐKH, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt là đại dịch COVID- 19.

Một số thông tin bên lề:

Chủ đề, mục đích của Hội thảo là: tầm quan trọng của đô thị hoá, các định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mới như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu. Những vấn đề này nếu không được giải quyết thì sẽ mang tới những tác động rất lớn tới sự ổn định, phát triển đời sống, kinh tế. 

   Hội thảo cũng hướng tới mối quan hệ rất lớn giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, mối liên kết này càng quan trọng.

   Thông qua Hội thảo, các đại biểu cũng sẽ đóng góp các ý kiến cho các Trung ương và địa phương việc phục hồi kinh tế sau đại dịch. 

Đại biểu tham dự gồm có: 

   - các bộ nghành phụh trách về xây dựng, đầu tư, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ( Bộ Xây dựng, Bộ KHĐT, Bộ TNMT, Bộ Nông nghiệp và PTNT). 

    -Về phía địa phương tham dự Hội thảo, có đại diện các đô thị điển hình về việc thành công trong công tác ứng phó dịch bênh như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh; các đô thị bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu như: các tỉnh miền núi phía Bắc, Huế, Quảng Bình, và 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. 

    Hội thảo tổ chức online nên giấy mời cũng được gửi tới hơn 400 đô thị lớn nhỏ trên cả nước. 

    - các chuyên gia về phát triển đô thị đến từ các tổ chức, hiệp hội như Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - VUPDA, Hiệp hội các đô thị Việt Nam - ACVN...

    - về phía các tổ chức quốc tế, có các nhà tài trợ lớn luôn đồng hành với Việt Nam nói chung và Bộ Xây dựng nói riêng như: Cơ quan phát triển Pháp - AFD, WorldBank, Tổ chức hợp tác quốc tế CHLB Đức - GIZ (đơn vị tài trợ kinh phí cho hội thảo này) và Văn phòng hợp tác Thuỵ Sỹ tại Việt Nam - Seco.


07-11-2021

358 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL