PHIÊN A: Kinh nghiệm thế giới về tiếp cận bảo vệ môi trường sinh thái để đô thị phát triển bền vững

03V
2012 Oct 30th Proceedings of the Conference Viet Nam Cities Tomorrow - Actions Today
Nhà xuất bản xây dựng
PGS.TS Trần Đức Hạ
28-10-2012

1. Giới thiệu chung
Đô thị sinh thái là một đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đô thị.
Tính hoạt động của đô thị sinh thái là phải phát triển bền vững. “Phát triển bền vững nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” (Gro Harlem Bruntland, 1987).
Một trong những tính chất của hệ sinh thái tạo nên tính bền vững là sự khép kín về tuần hoàn vật chất trong chính hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã làm tăng tác động kĩ thuật lên môi trường tự nhiên, phá vỡ vòng tuần hoàn vật chất khép kín và gây ra mâu thuẫn về mặt sinh thái. Mâu thuẫn đó nếu như không được loại bỏ tất sẽ làm giảm mức độ bền vững của hệ sinh thái đô thị, tức là chuyển từ trạng thái bền vững cân bằng sang trạng thái mà ở đó tính bền vững bị suy giảm.
Ở các nước công nghiệp phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa rồi đến hiện đại hóa đã diễn ra một cách tự nhiên và tuần tự, nên khái niệm “sinh thái đô thị”, nghĩa là môi trường sinh thái của đô thị nghe quen thuộc, phổ biến hơn và là đối tượng nghiên cứu từ một thập kỷ nay. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hiện đại hóa thường diễn ra đồng thời do sự phát triển quá độ thẳng từ những hình thái kinh tế - xã hội lạc hậu thành những hình thái có thể hội nhập được vào nền kinh tế toàn cầu dưới áp lực của toàn cầu hóa. Để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị trong bối cảnh phức tạp như vậy đối với các nước đang phát triển, quy hoạch đô thị sinh thái là một giải pháp phù hợp. Đây là giải pháp quy hoạch có tính định hướng, áp dụng vào thực tế những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm từng trải của các nước phát triển nhằm hướng thẳng tới một đô thị hiện đại mà không vấp phải những vấn đề của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa bùng phát trên diện rộng.
.................................

Tệp đính kèm:

A3-tran duc ha.pdf

280 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL